Biến chứng của bệnh đái tháo đường

Biến chứng của bệnh đái tháo đường

Ngoài các biến chứng về tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim); thận (đạm trong nước tiểu, suy thận); mắt (đục thủy tinh thể, mù mắt); thần kinh (dị cảm, tê tay chân); nhiễm trùng (da, đường tiểu, lao phổi, bàn chân)

Ngoài các biến chứng về tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim); thận (đạm trong nước tiểu, suy thận); mắt (đục thủy tinh thể, mù mắt); thần kinh (dị cảm, tê tay chân); nhiễm trùng (da, đường tiểu, lao phổi, bàn chân) thì bệnh mạch máu ngoại vi trong đó hay gặp nhất là bệnh mạch máu chi dưới gây hoại tử và phải cắt cụt chi là biến chứng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc. Dưới đây chỉ đề cập đến biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân ĐTĐ.

Bên cạnh đó, bệnh mạch máu ngoại vi cũng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Đây là bệnh do các mạch máu đưa máu đến nuôi dưỡng chân bị tổn thương làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi làm cho da chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm khuẩn. Biểu hiện này thường kín đáo, khó nhận biết như: thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi... Tổn thương mạch máu ngoại vi, nếu phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi, sẽ làm vết thương lâu lành. Mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ cắt cụt chi rất cao.

Người mắc bệnh ĐTĐ trên 10 năm hoặc tuổi trên 60; kiểm soát đường huyết kém; có biến dạng bàn chân, chai chân, phồng rộp da chân...; đã từng bị loét bàn chân; có các biểu hiện của tổn thương thần kinh ngoại vi và/hoặc tổn thương mạch máu ngoại vi; giảm thị lực; có biến chứng thận; đi giày dép không phù hợp với bàn chân... Loét bàn chân dễ xảy ra nếu có nhiều yếu tố nguy cơ kể trên hoặc có một nguy cơ nhưng ở mức độ nặng.​

(Nguồn moh.gov.vn)

----------------

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI PEAVICO - Cordyceps & Tea:

CÔNG TY CP THANH THẾ VIỆT NAM

     🏠Địa chỉ VP: Số 16, ngõ 214/33 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội 

     📞Hotline: 024 668 996 55 

     📩Email: cskh.peavico@gmail.com

     🌐Website: peavico.vn hoặc peavico.com

     👍Fanpage: Peavico

    👍 YOUTUBE:  PEAVICO

 - Chi nhánh HỒ CHÍ MINH

     🏠Địa chỉ showroom: Số 59, Đường 5, Khu đô thị Lakeview City, Phường An Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM

     📞Hotline: 034 6789 959

     📩Email: cskh.peavico@gmail.com

     🌐Website: peavico.vn hoặc peavico.com

     👍Fanpage: PEAVIN.VN

    👍 YOUTUBE:  PEAVICO

← Bài trước Bài sau →

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI!

Sự hài lòng của Quý khách là niềm vui của chúng tôi!

icon

Giao hàng nhanh chóng

Miễn phí với đơn hàng trên 1 triệu đồng

icon

Chính sách đổi trả

Đổi trả trong vòng 30 ngày với sản phẩm bị lỗi

icon

Hỗ trợ 24/7

Với các kênh chat, email & phone